Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009

I - THẾ THỨ CÁC TRIỀU ĐẠI THỜI SƠ SỬ

THẾ THỨ CÁC TRIỀU ĐẠI TỪ THỜI HÙNG VƯƠNG ĐẾN HẾT THẾ KỈ THỨ X
1 - Thời đại Hùng Vương :
- Khoa học lịch sử hiện đại cho rằng, thời Hùng Vương chỉ mở đầu cách nay khoảng hai ngàn năm trăm năm (chứ không phải là bốn ngàn năm như nhiều sách vở trước đây vẫn thường nói).

II - THẾ THỨ CÁC CHÍNH QUYỀN BẮC THUỘC

Từ năm 179 trước công nguyên đến năm 905 sau công nguyên nước ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc nối nhau xâm lược và đô hộ. Sử gọi đó là thời Bắc thuộc. Hẳn nhiên, chính quyền Bắc thuộc không phải là chính quyền của ta, nhưng, để bạn đọc có thể tra cứu khi xét thấy cần thiết, chúng tôi trình bày them mục Thế thứ các chính quyền Bắc thuộc. Điều cần lưu ý là tất cả niên đại ghi dưới đây đều dựa trên danh nghĩa chứ không phải là trên thực tế.Tác giả: Phạm Khắc Thuần

III - THẾ THỨ CÁC CHÍNH QUYỀN TỰ CHỦ ĐƯỢC DỰNG LÊN TRONG CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG BẮC THUỘC

Từ năm 179 trước công nguyên đến năm 905 sau công nguyên, trong số những dòng phát triển khác nhau của lịch sử, có hai dòng đối nghịch , luôn luôn diễn ra một cách quyết liệt trên đất nước ta, đó là Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Dòng Bắc thuộc được thể hiện rõ nét nhất qua việc thiết lập và không ngừng củng cố hệ thống chính quyền đô hộ ngoại bang. Ngược lại, dòng chống Bắc thuộc được thể hiện tập trung nhất qua hàng loạt những cuộc công phá Năm 679, nhà Đường lập ra An Nam Đô hộ phủ. Sử Trung Quốc bắt đầu gọi ta là An Nam kể từ đó.- Họ và tên : Mai Thúc Loan (còn có tên khác là Mai Huyền Thành).

IV - THẾ TH Ứ CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG BUỔI ĐẦU CỦA KỈ NGUYÊN ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ VÀ THỐNG NHẤT

Năm 905, lợi dụng sự đổ nát của nhà Đường, Khúc Thừa Dụ (một hào trưởng quê ở Hồng Châu, nay thuộc Hải Dương) đã khôn khéo thành lập một hệ thống chính quyền độc lập, tự chủ và thống nhất. Từ đó, kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất bắt đầu được thiết lập. Trong kỉ nguyên lớn này, giai đoạn từ năm 905 đến hết thời Tiền Lê (1009) là giai đoạn đầu, giai đoạn có ý nghĩa xây dựng và từng bước khẳng định, gồm các triều đại sau đây:

40 - LÝ CÔNG UẨN LÊN NGÔI

Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 1, tờ 32 a-b và tờ 33 a-b) chép rằng:

“Có một lần, Lê Ngọa Triều (tức Lê Long Đĩnh) ăn khế nhưng (khi bổ ra lại thấy) ở trong có hạt mận thì tin ở lời sấm truyền (xem giai thoại số 39), bèn ngầm sai bộ hạ tìm người họ Lý để giết đi, ấy thế mà Lý Công Uẩn ở ngay bên cạnh vẫn không biết. (Mận - cây mận, quả mận - âm Hán Việt là lý, cho nên Lê Ngọa Triều suy chữ lý là mận ra chữ lý là họ Lý).
Kính thay!

39 - CHUYỆN SÉT ĐÁNH RA. . . THƠ !

Người xưa cho rằng, mọi biến đổi lớn theo chiều hướng xấu hoặc tốt của một cuộc đời, một gia đình, một địa phương hay một triều đại ... tất cả đều được báo trước bằng những điềm dữ hoặc điềm lành. Việc Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi Hoàng đế và khai sáng ra triều Lý (1010 - 1225) cũng đã được báo trước như vậy. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản là, quyển 1, tờ 31a-b) chép:

37 - NHÂN CÁCH LÊ LONG ĐĨNH


Sau một thời gian chém giết người ruột thịt chẳng chút ghê tay, Lê Long Đĩnh đã chiếm được ngôi vua. Cuộc chém giết khủng khiếp này chẳng những người trong nước đều biết mà cả nhà Tống bên Trung Quốc cũng hay. Bọn quan lại ở vùng biên ải phía Nam của Trung Quốc đã dâng thư về triều, thúc giục vua Tống nhanh chóng lợi dụng cơ hội thuận tiện này để xuất quân sang đánh chiếm nước ta, nhưng vua Tống đã không chấp thuận. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 1, tờ 27-b và tờ 28-b) chép chuyện này như sau:

36 - LÊ HOÀN TIẾP SỨ GIẢ NHÀ TỐNG NHƯ THẾ NÀO?

Cũng như bao vị Hoàng đế khác của nước ta, Lê Hoàn coi nhà Tống là Thiên triều, vua Tống là Thiên tử, còn mình thì chịu sự tấn phong dần dần từ thấp lên cao. Theo lễ, vua chư hầu phải tổ chức đón tiếp sứ giả Thiên triều một cách thật trọng thể. Với những sứ giả mang sắc phong của Thiên tử đến thì lễ đón tiếp phải càng trọng thể hơn. Nhưng, chuyện Lê Hoàn tiếp sứ giả của Thiên triều thì khác hẳn. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 1) có mấy đoạn ghi chép về việc này.

35 - CHUYỆN LÊ HOÀN LÊN NGÔI HOÀNG ĐẾ

Lê Hoàn sinh năm Tân Sửu (941) tại làng Trung Lập, Châu Ái (nay làng này thuộc Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), mất năm Ất Tị (1005), thọ 64 tuổi. Thuở nhỏ, vì gia đình nghèo, Lê Hoàn đi ở và làm con nuôi. Sau, Lê Hoàn theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn mười hai sứ quân. Nhờ có tài, lại được Đinh Bộ Lĩnh yêu, ông thăng tiến rất nhanh. Dưới triều Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn giữ chức Thập đạo Tướng quân, tức là chức võ quan cao nhất lúc bấy giờ.Ngẫm mà xem!

34- ĐẠI LƯỢC VÊ LÍ LỊCH TRƯỚC KHI LÊN NGÔI CỦA LÊ HOÀN

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (bản kỉ, quyển 1, tờ 14 và 15) chép chuyện Lê Hoàn trước khi được tôn lên ngôi Hoàng Đế như sau:

“Thân mẫu của nhà vua, người họ Đặng, trước đó, khi đang mang thai, bỗng nằm mơ thấy bụng mình nở ra hoa sen và kết thành hạt sen ngay, bà bấy hạt sen ấy đem chia cho mọi người nhưng phần mình lại không ăn. Tỉnh dậy, bà lấy làm lạ lắm. Đến khi sinh Nhà vua, vừa thoáng thấy mặt mũi đến hình dáng đều khác thường, bà nói với mọi người:
Ngẫm mà xem!

.